Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search


Lịch công tác
Văn bản mới Huyên ủy










Thăng Bình qua video
Tên Video
No records to display.






Liên kết web
Thống kê truy cập
Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm
Lượt trong tháng
Lượt trong ngày
Chi tiết tin

THĂNG BÌNH, NGÀY ẤY….

Tác giả: Ngày đăng: 10:33 | 20/11

Hai tháng sau khi Đại chiến thế giới lần hai bùng nổ, Trung ương Đảng ta đã có những quyết định chuyển hướng về đường lối và phương pháp cách mạng trong tình hình mới như tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất”, thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế (thay cho Mặt trận dân chủ 1936 - 1939), nhanh chóng rút vào bí mật…

Nhưng lúc đó Tỉnh ủy Quảng Nam bị bể vỡ nặng đứt hẳn liên lạc với trên, các tổ chức quần chúng cách mạng ở Thăng Bình vẫn tiếp tục hoạt động công khai lấy cải lương hương chính, bài trừ đồi phong bại tục chống phù thu lạm nhũng của bọn cường hào làm mục đích đấu tranh. Nhóm Tỵ đổ Ngọc Phô đã vận động nhân dân đấu tranh đòi chia lại công điền, đắp đập cứu hạn, chống bọn hào lý lạm thu thuế đinh điền, lôi cuốn được trên 400 người tham gia đấu tranh, kéo dài mấy tháng trời. Năm 1940, phủ ủy Tam Kỳ được thành lập lại, phân công đồng chí Khưu Thúc Cự bắt mối với Thăng Bình. Đồng chí Khưu Thúc Cự đã liên lạc với nhóm Tỵ đổ Ngọc Phô thành lập một chi bộ gồm 5 đồng chí Võ Dần, Nguyễn Trợ, Lê Toại, Võ Côn, Lê Tấn Kinh, liên lạc với nhóm đọc sách báo Hà Lam và thành lập thêm một chi bộ gồm 3 đồng chí và chỉ định một ban vận động lâm thời của Mặt trận phản đế của phủ gồm 5 đồng chí. Tháng 6/1940, đồng chí Võ Toàn đã kiểm tra tình hình và thành lập chi bộ xã An Thạch (lấy tên là chi bộ Quảng Đông) gồm 3 đồng chí Nguyễn Thế Tạo, Nguyễn Hữu Chỉnh, Phạm Hưng. Năm 1941, chi bộ Quảng Đông đã thành lập được một đội tự vệ gồm 12 người do đồng chí Nguyễn Sắc Kim huấn luyện về chính trị. Tháng 9/1941, chi bộ Hà Lam được thành lập lại, lấy mật danh là chi bộ Vân Nam. Tháng 10/1941, chi bội Lạc Câu- Hiền Lương được thành lập lấy mật danh là chi bộ Tứ Xuyên. Tháng 11/1941, chi bộ ghép ở Việt An và Hội Tường được thành lập lấy mật danh là chi bộ Phúc Kiến. Các chi bộ đều tổ chức được những hội quần chúng cứu quốc. Tháng 12/1941, cuộc họp thành lập phủ ủy lâm thời không thành, đồng chí Nguyễn Sắc Kim chỉ định đồng chí Nguyễn Hữu Khiêm chịu trách nhiệm truyền đạt chủ trương của cấp trên cho hai chi bộ vắng mặt.
     Đầu năm 1942, sau khi tiếp thu Nghị quyết Trung ương lần thứ VIII, lời kêu gọi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, chương trình điều lệ Việt Minh, thường vụ tỉnh ủy Quảng Nam ra nghị quyết hành động (gọi là thông báo khẩn cấp) kêu gọi Đảng bộ và nhân dân toàn tỉnh nhanh chóng chuyển hướng mọi hoạt động tích cực chuẩn bị “vũ trang khởi nghĩa, đánh đổ kẻ thù Pháp, Nhật và bọn Việt gian, giành lại cho đất ngước ta, dân tộc ta một tương lai chói lọi”. Thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy, các chi bộ và nhân dân huyện ta đã tổ chức mít tinh ủng hộ khởi nghĩa Bắc Sơn, ủng hộ cuộc kháng Nhật của nhân dân Trung Quốc. Ở An Thạch, Hiền Lương, Hội Tường có cuộc mít tinh có đến hàng trăm người tham dự, thu hút các lý hương cùng tham gia. Số tiền của quần chúng ủng hộ Bắc Sơn lên đến 500 đồng. Vào dịp Tết Nguyên đán 1942, các chi bộ chuẩn bị một đợt tuyên truyền vận động quần chúng rộng lớn về chương trình và điều lệ Việt Minh thì một số đồng chí ở chi bộ Vân Nam và chi bộ Phúc Kiến bị sa lưới mật thám, nên phải hoãn lại sau Tết. Sau đó khi phong trào cứu quốc lên cao, đã thu hút cả tầng lớp trên như phú nông, địa chủ, lý hương tham gia. Mặt trận Việt Minh Thăng Bình đã thành lập được 8 ban cứu quốc trong tổng số 20 ban toàn tỉnh. Những nơi chưa có chi bộ, các ban này làm nhiệm vụ gần như của một tổ chức Đảng. Quần chúng cũng đã được tổ chức để đấu tranh giành quyền lợi kinh tế hàng ngày, như thanh niên Lạc Câu đón đường đánh tên câu Quản khi hắn dẫn lính phủ về đốc thúc thu nộp dầu phụng, khiến chúng bỏ chạy thục mạng, không dám quay lại.
     Cuối năm 1942, Đảng bộ tỉnh Quảng Nam bị một đợt khủng bố ác liệt. Mật thám Hội An đã bắt 1.000 người, chỉ riêng Thăng Bình và Quế Sơn, Đại Lộc, Tam Kỳ đã có 690 người bị bắt trong đó có 606 người bị kết án. Tuy vậy ở Thăng Bình vẫn còn đảng viên, còn cơ sở. Phong trào có phần nào tạm lắng xuống. Đầu năm 1944, đồng chí Nguyễn Tiến Chế và Trần Văn Quế vượt ngục tìm về móc nối cơ sở, đến tháng 9/1944 thì thành lập lại được tỉnh ủy lâm thời, tổ chức các nhóm quần chúng ở Ngọc Phô, Hội Tường, Ngọc Chánh, gặp đồng chí Nguyễn Hữu Đức để gây dựng lại cơ sở Đảng. Tháng 6/1945, tỉnh ủy tăng cường thêm đồng chí Hồ Thuật cùng một số tù chính trị mới về đã thành lập Mặt trận Việt Minh phủ gồm Hồ Thuật, Nguyễn Tiến Chế, Nguyễn Hữu Khiêm, Nguyễn Hữu Đức, Nguyễn Huyến, phân công mỗi người một tổng, khẩn trương phát triển các đoàn thể cứu quốc, đội tự vệ vận động các nhóm võ thuật truyền thống cùng tập luyện với lực lượng tự vệ các xã. Phong trào Việt Minh lan nhanh ra các xã Phước Thành, Tây Giang, Hiền Lương, Lạc Câu, Cẩm Lũ, Trường An, Phước Thạnh, An Thạch, Hà Lam, Tiên Đỏa, Chợ Được… Nhân dân hăng hái góp tiền gây quỹ cứu quốc. Lực lượng thanh niên Phan Anh và hội truyền bá quốc ngữ hưởng ứng chương trình Việt Minh, nhiều lý hương đã ngả theo cách mạng, lính tuần sai của phủ đường nhận làm nội ứng cho Việt Minh khi nổ ra khởi nghĩa. Ủy ban cũng đã mở một cuộc lạc quyên lấy tiền sắm vũ khí, kết quả thu được 2000 đồng. Ngày 15/8/1945, Ủy ban Mặt trận Việt Minh Thăng Bình triệu tập khẩn cấp hội nghị bất thường thành lập Ủy ban khởi nghĩa (lúc đó gọi là Ủy ban bạo động) mà ban thường trực gồm 3 đồng chí Hồ Thuật, Nguyễn Tiến Chế, Nguyễn Hữu Khiêm. Liền sau đó các cuộc vũ trang tuyên truyền được tổ chức ở nhiều xã, tại các chợ hoặc trong đình, thu thút đông đảo quần chúng tham gia. Ủy ban giải phóng cũng được thành lập ở nhiều xã.
     Tỉnh ủy Quảng Nam sau khi nhận được tin Nhật đầu hàng đã quyết định phát động ngay toàn dân trong tỉnh nổi dậy khởi nghĩa. Thường trực Ủy ban bạo động phủ Thăng Bình họp quyết định khẩn cấp huy động nhân dân nổi dậy. Hai giờ chiều 18/8/1945, ta gửi tối hậu thư cho Nguyễn Phổ, Tri phủ Thăng Bình. Đội ngũ quần chúng khởi nghĩa ở Hội Tường, Việt An, Đức An, Hiền Lương, Lạc Câu, Ngọc Phô, Cẩm Lũ theo từng cánh quân kéo về phủ lỵ. Tiếng trống mõ, tiếng hô khẩu hiệu vang dậy, hàng ngàn quần chúng mang theo gươm giáo, mỏ xảy, câu liêm, giương cao băng cờ tuần hành thị uy rầm rộ. 
     Sau khi giành chính quyền ở Hội An, đoàn lực lượng vũ trang của Ủy ban khởi nghĩa do đồng chí Võ Toàn chỉ huy vào đến Thăng Bình lúc 16 giờ ngày 18/8/1945, gặp lực lượng khởi nghĩa của xã Hà Lam tại đây. Đồng chí Võ Toàn ra lệnh cho Tri phủ Nguyễn Phổ giao nộp ấn tín, ra lệnh tước súng đạn và tuyên bố “Từ giờ phút này, cách mạng nắm giữ chính quyền”. Đồng chí giao lại cho lực lượng quần chúng khởi nghĩa xã Hà Lam nắm giữ phủ đường và tiếp tục hành quân. Đoàn xe của lực lượng vũ trang tỉnh rời khỏi phủ lỵ ba cây số thì gặp lực lượng biểu tình của Ủy ban bạo động phủ, được các đồng chí Nguyễn Hữu Khiêm, Võ Dần hướng dẫn vừa kéo ra. Được đồng chí Võ Toàn cho biết tình hình, các đồng chí ta nhanh chóng kéo vào phủ đường tiếp nhận sự đầu hàng của Tri phủ. 4 cánh quân khởi nghĩa đã kéo theo về hội quân tại phủ đường Thăng Bình. Đúng kế hoạch của Ủy ban khởi nghĩa, 20h ngày 18/8/1945, chính quyền đã về tay nhân dân. Sau đó các đoàn cán bộ có tự vệ vũ trang hỗ trợ nhanh chóng tỏa về các tổng, xã, lập chính quyền cơ sở. Chỉ trong vòng 7 ngày ở 165 xã đã ra mắt Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời và ở tổng đã hình thành ban cán sự tổng, sau là UBND tổng. Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời phủ gồm 9 người do đồng chí Nguyễn Hữu Khiêm làm chủ tịch, tổ chức mít tinh làm lễ ra mắt quần chúng.
Trích từ Tập sách Thăng Bình Xưa và Nay

Nguồn tin: http://thangbinh.quangnam.gov.vn/Default.aspx?tabid=107&NewsViews=2098

[Trở về]

Tin mới nhất

Tin cùng chuyên mục: