Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search


Lịch công tác
Văn bản mới Huyên ủy










Thăng Bình qua video
Tên Video
No records to display.






Liên kết web
Thống kê truy cập
Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm
Lượt trong tháng
Lượt trong ngày
Chi tiết tin

Phó chủ tịch xã đam mê bả trạo

Tác giả: Giang Biên Ngày đăng: 15:53 | 16/03

Trong âm linh bả trạo ở lễ cầu ngư, phần xướng hát có tổng cộng 37 trang giấy A4, trong đó phần hát dành cho Tổng tiền (còn gọi là Tổng mũi) chiếm hơn một nửa.Với niềm đam mê hát bả trạo, hơn 5 năm qua ông Trần Văn Tám -Phó chủ tịch UBND xã Bình Minh (huyện Thăng Bình) hoàn thành tốt vai diễn Tổng tiền và được người dân xem như linh hồn của bả trạo, giúp những ngư dân nói lên tiếng lòng đối với biển bao la.

Ông Trần Văn Tám sinh ra ở làng biển xã Bình Minh, lớn lên cùng song gió và lễ cúng cá Ông đặc trưng của vùng biển. Vì vậy, câu hát bả trạo ngấm dần trong ông Tám và trở thành niềm đam mê theo ông suốt những ngày thơ ấu. Từ lúc nhỏ, ông Tám đã có mặt ở hầu hết các lễ cầu ngư  để nghe hát bả trạo. Vừa nghe, ông Tám vừa nhẩm theo những từ ngữ trong phần lễ hát bả trạo. Nhưng vì còn nhỏ nên không ai dám cho ông vào đội.  Chỉ đến khi, ông may mắn được làm việc tại UBND xã thì lúc này, ông mới có cơ hội được thỏa sức sống trọn cùng đam mê. Ông Tám tích cực học hỏi thêm từ các bậc cao niên trong xã để phần biểu diễn được chỉnh chu hơn. Vì vậy, một quyển tuồng đưa cho ông Tám chỉ trong vòng 1-2 ngày là ông thuộc  hết lời. Đặc biệt, năm 2012, Phòng văn hóa- Thông tin huyện thành lập câu lạc bộ hát bả trạo, Tổng tiền do ông Trần Văn Tám đảm nhận. Nhiệm vụ của ông Tám trong lễ cầu ngư là vừa hát bả trạo vừa điều khiển con thuyền, con trạo theo như các động tác vào thuyền, chèo thuyền và điều khiển trạo nghỉ ngơi.  Ông Trần Văn Tám cho hay, hát bả trạo ngày xưa thì không có nhạc, không theo một làn điệu. Bắt đầu năm 2012 đến bây giờ có làn điệu, có nốt nhạc cho nên người hát cũng dễ dàng hơn. “Hát ở đây không nặng về yếu tố hát hay hoặc dở mà chủ yếu là niềm yêu thích. Điều này thể hiện rõ khi mình đã vào vai diễn thì có một điều gì đó mang tính tâm linh. Mình gởi gắm tại buổi hát bả trạo đến với các thần linh, cầu mong sự chở che của các Ngài để cho việc ra khơi của bà con trong xã được bình an”- Ông Tám tâm sự thêm.

Ông Tám (thứ 2 trái sang) đang chuẩn bị đội hình để tham gia hát bả trạo tại lễ cầu ngư

Với vai trò của Tổng mũi, ông Tám đã  chỉ huy đội hình  tham gia rất nhiều lễ cầu ngư ở các xã Bình Hải, Bình Nam, Bình Dương. Mới đây, vào ngày rằm tháng giêng âm lịch Mậu Tuất, ông Tám cùng với đội hình của mình tham gia hát bảo trạo tại lễ Cầu ngư do UBND xã Bình Minh tổ chức. Phần hát bả trạo đã trở thành linh hồn chính của lễ Cầu ngư, thu hút đông đảo bà con làng biển đến xem và nghe hát.


                 

                                      Ông Tám đang biểu diễn

Dù đã gắn bó gần như cả cuộc đời để tìm hiểu về loại hình bả trạo và trực tiếp tham gia giữ bản sắc quê hương nhưng ông Tám vẫn đau đáu nổi lo tương lai sẽ thất truyền những ngón chèo bả trạo. Bởi theo ông Tám, hát bả trạo cần có đam mê vì làn điệu rất khó hát chứ không đơn thuần như hát nhạc trẻ, dân ca. Mà nếu không có đam mê thì không bao giờ hát được thể loại này. Điều quan trọng ở đây là phải chọn con người. Do đó, mình phải gầy dựng từng bước. Nếu lỡ như chuẩn bị diễn mà bản thân gặp sự cố hay có việc bất ngờ thì sẽ lễ hội Cầu ngư sẽ không thể diễn ra. Một tâm niệm khác của ông Tám, là mong muốn hát bả trạo sẽ được đưa vào thành một môn học ở bậc trung học cơ sở.

Có những niềm đam mê khó nói hết thành lời, chỉ những ai 1 lần mục sở thị, được nghe và cảm nhận khi ông Tám thả mình vào từng câu hát bả trạo mới có thể hình dung tường tận tình yêu của ông với loại hình nghệ thuật truyền thống vùng biển đầy nắng và gió này./.

[Trở về]

Tin mới nhất

Tin cùng chuyên mục: