Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search


Lịch công tác
Văn bản mới Huyên ủy










Thăng Bình qua video
Tên Video
No records to display.






Liên kết web
Thống kê truy cập
Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm
Lượt trong tháng
Lượt trong ngày
Chi tiết tin

NGHỆ THUẬT CHƯNG CỘ TRONG LỄ HỘI BÀ CHỢ ĐƯỢC

Tác giả: Xa Văn Hùng Ngày đăng: 16:15 | 19/10

Là loại hình nghệ thuật trình diễn mà chúng ta thường bắt gặp trong các lọai hình nghệ thuật như: hát Tuồng truyền thống (còn được gọi là hát Bội, hát Bồi…), hô hát Bài Chòi; hoặc trong lễ tế, ma chay (các bài vị trong thờ cúng, các hình nộm...). “Cộ” là hình thức dùng người để khiêng kiệu đã có từ lâu nó phù hợp với điều kiện tự nhiên, địa hình và địa lý ở nước ta khi nền công nghiệp chưa phát triển.

Thuật ngữ “Kiệu: có nguồn gốc từ chữ Hán. Kiệu có nghĩa là chiếc xe nhỏ hoặc là cái kiệu được làm bằng tre. Ở Việt Nam, cái kiệu được làm bằng tre, hình thức dùng người để khiêng đi đã có từ lâu nó phù hợp với điều kiện tự nhiên, địa hình và địa lý ở nước ta khi nền công nghiệp chưa phát triển.

Thuật ngữ "Cộ: cũng có nguồn gốc từ chữ Hán, có nghĩa là cái xe trang trí đẹp đẽ có chưng hình thuộc truyện tích xưa hoặc có người ăn mặc theo kiểu hát Tuồng truyền thống ngồi trên xe được kéo đi biểu diễn do bảy Bang của người Hoa tổ chức trong các ngày lễ hội lớn. Còn tại Ấn Độ, cộ cũng được trang trí đẹp đẽ trên xe, có gắn đèn điện sáng, trên xe có hình Phật ngồi, do cặp bò u kéo trong ngày lễ Phật do hội Phật giáo Ấn Độ tổ chức.

Nguồn gốc hình thành rước Cộ trong Lễ hội Bà Chợ Được tù sự tưởng nhớ công đức của người sáng lập chợ Được mà tên Bà gắn liền với tên chợ: Bà Chợ Được với lòng thành kính và sự hãnh tiến. Hằng năm, quan chức, dân chúng địa phương tổ chức lễ tế và “Khoe sắc” vào ngày 11 tháng giêng (ngày nhận sắc phong đầu tiên năm Giáp Ngọ - 1894). Trong thời gian trước đây, các bàn cộ được chưng bày trên những cái sạp bằng tre để khiêng nên tốn rất nhiều công sức. Sau đó, các nghệ nhân đã cách tân từ cách khiêng chuyển sang bày trí trên xe bò để đẩy đi.

Từ chiếc kiệu (cộ) ấy, qua trí tưởng tượng cũng như bàn tay sáng tạo tài hoa, khéo léo củacác nghệ nhân làng Phước Ấm - Chợ Được, Bình Triều, Thăng Bình đã sử dụng từ những nội dung các điển tích, những câu truyện cổ tích, những truyền thuyết... được truyền miệng trong dân gian; hoặc vận dụng các điển tích từ những câu truyện của Trung Quốc có giai thoại, nội dung, tình tiết tương đồng phù hợp với văn hóa và con người Việt Nam, kết hợp với nghệ thuật sắp đặt và cách bố trí về hình thức, không gian nhằm để mô phỏng nội dung yêu cầu trên mỗi bàn cộ.

Nghệ thuật chưng bày trên bàn cộ thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn mang tính ước lệ và tượng trưng với thủ pháp thu nhỏ không gian tương đối trên bàn cộ. Mỗi bàn cộ ngày nay có kích thước khoảng 2 X 4m. Tuy nhiên, với mặt bằng cho phép trên bàn cộ theo nguyên lý động lực học thì lực tạo tác rất lớn, cho nên các nghệ nhân đã tính toán kỷ lưỡng, nếu không sẽ mất thăng bằng khi cộ di chuyển. Với một diện tích nhất định, các nghệ nhân khai thác triệt để trên bàn cộ luôn đạt với yêu cầu hình thức và nội dung của trò diễn cũng như chọn lựa những nhân vật cho phù hợp nội dung. Cho nên trên bàn cộ cần có sự sắp xếp, bố trí một cách hợp lý như: khu vực cho đạo diễn, diễn viên nghỉ sau khi diễn (do các em nhỏ từ 12 đến 13 tuổi diễn xuất); nơi bài trí kỹ thuật âm thanh ánh sáng, các thiết bị, máy móc phục vụ, núi non, cây cối... cũng như trình tự về thời gian, lấy không gian làm nền tảng để thể hiện sự kiện nào xảy ra trước được xếp trước, sự kiện nào xảy ra sau được xếp một cách tỉ mỉ, hợp lý và linh động.

Người dân chu đáo thiết kế từng chi tiết trên bàn cộ (Ảnh sưu tầm)


Mặc dù mỗi bàn cộ được chưng bày đều mang sắc thái giá trị tiêu biểu riêng biệt, nhưng phần nội dung bao giờ cũng hướng tới tính thiêng liêng cao quý nhằm mục đích biểu đạt tâm tư tình cảm, sự khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc; sự chiến thắng thiên nhiên hoặc ca ngợi những người có công trong chiến đấu chống giặc ngọai xâm như: Sự tích Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân, Hai bà Trưng khởi nghĩa chống quân Tô Định, Ngô Quyền phá quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, Võ Tòng đả hổ,... hay những người đã có công khai phá vùng đất như Bà Nguyễn thị Của (còn gọi là Thiếp - Chợ Được, xã Bình Triều),... hoặc người dạy truyền nghề như Bà chúa Tầm tang Đoàn thị Quý Phi (Duy Xuyên),... cũng như ngợi ca những người giàu lòng cứu nhân độ thế Bà Thu Bồn (Duy Thu, Duy Xuyên, Quảng Nam)... được các nghệ nhân làng cộ Chợ Được tiếp thu và phát triển một cách khá đầy đủ về nội dung; độc đáo, công phu, đa dạng về hình thức và đạt giá trị nghệ thuật cao.

Ngày nay nội dung chưng cộ tuy có sự cách tân hoặc thay đổi về nội dung cho phù phù hợp với thời đại; nếu như trước năm 1960 thì nội dung của cách chưng cộ chỉ mang tính chất thần linh hoặc vận dụng từ các điển tích cũng như những câu truyện được truyền miệng lưu truyền trong dân gian, thì sau ngày thống nhất đất nước năm 1975; nội dung trong cách chưng cộ đã có sự vận dụng và sáng tạo nhằm vào các đề tài lịch sử mang tầm vóc hiện đại như: Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954), Bác Hồ ở hang Pác Pó, … với mục đích ca ngợi truyền thống đấu tranh anh dũng ngoan cường của dân tộc trong chiến đấu và xây dựng cũng như biểu hiện tâm tư tình cảm, những khát vọng về một cuộc sống hòa bình, hạnh phúc và ấm no của nhân dân Việt Nam, đó là: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”! 

Trang trí là phần cơ bản, luôn mang tính kế thừa truyền thống. Từ các hình tượng, cảnh trí như: sông núi, trăng sao, cỏ cây, đá cuội, con thuyền, giòng chảy suối Lê nin, hang Pắc Pó...; cho đến các con vật như: hổ, ngựa, rùa, chim đại bàng,... đều sử dụng chất liệu chủ yếu từ những vật liệu tự nhiên, đơn giản, phổ biến ở địa phương gồm: tre, trúc, bông, giấy, vải, sơn, bột màu, hồ dán... do các nghệ nhân bồi đắp, cắt dán. Và chính điều này đã nói lên một phần tính dân dã “cây nhà lá vườn” của nghệ thuật tạo hình trong cách chưng Cộ. Ngoài ra, các nghệ nhân làng cộ Chợ Được - Phước Ấm, Bình Triều còn sử dụng những vật liệu mới, những công nghệ hiện đại trong cách chưng cộ như: Mô tơ, gas, máy phun khói, lò xo bằng thép, đèn điện đủ màu, thuốc tạo khói lữa, giây cháy chậm... được che giấu một cách tinh vi với chủ đích là không làm mất đi tính tự nhiên, dân dã, hoang sơ và luôn phù hợp với nội dung yêu cầu của mỗi cốt truyện. Chính vì vậy mà nghệ thuật chưng Cộ trong Lễ hội Bà Chợ Được - Bình Triều, Thăng Bình vừa mang tính truyền thống vừa mang tính hiện đại.
Đoàn rước kiệu trong Lễ hội Bà Chợ Được (Ảnh sưu tầm)

Có thể so sánh về cách chưng cộ: nếu như trong Lễ hội Bà Thu Bồn (Duy Thu, Duy Xuyên), các kiệu được chưng bày và khiêng đi trong lễ hội này có ý nghĩa về nội dung dựa theo thuyết Ngũ hành của triết học Phương Đông, đó là: Kim, mộc, thủy, hoả, thổ và hình thức trang trí được bố trí, chọn lựa theo quy định về màu sắc của từng kiệu như: Đỏ, xanh, vàng, trắng… do bốn người khiêng; thì cộ trong Lễ hội Bà Chợ Được có sự cách tân, mô phỏng như sau:

Bàn Kiệu (Cộ) Bà:

Bàn Kiệu Bà (thường đi sau bàn Cộ rước sắc phong), được sơn son thiếp vàng, trên phủ lễ phục bằng nhung gấm màu đỏ, được cung nghinh từ lăng thờ ra sân do sáu người khiêng, sau đó là các bàn cộ lớn nhỏ của các xóm (số lượng, quy mô, nội dung chưng bày tùy theo hằng năm, và cúng vái xin Bà trước khi trình diễn).

+ Bàn Cộ rước sắc phong:

Dẫn đầu của đám rước là bàn sắc phong, Ban khoe sắc tập trung đầy đủ trước sân, xếp theo hai hàng, cờ quạt, chỉêng trống đầy đủ, chờ ông Thủ sắc vào báo cáo Bà để tiến hành nghinh sắc ra khỏi lăng.

+ Các Bàn Cộ khác:

Gồm các bàn Cộ như: Hai Bà Trưng, Thánh Gióng, Trần Hưng Đạo, Võ Tòng đả hổ, Thạch Sanh - Lý Thông, Trần Quang Diệu - Bùi Thị Xuân, Ngô Quyền phá Quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, sự tích Hồ Gươm, Bác Hồ ở hang Pác Pó...

Trước giờ rước Cộ, cả vùng đất vùng trời Chợ Được - Bình Triều bao trùm một không khí linh thiêng huyền bí với ánh sáng của nhiều ngọn nến (đèn sáp) lung linh được gắn trong các lồng đèn nhiều màu sắc, hương trầm thơm ngát từ những bàn án được bày đặt trước nhà (gọi là biểu thờ) chạy dọc theo suốt hai bên đường để nghênh đón Bà và đoàn cộ đi qua. Đi đầu đám rước là 6 thanh niên cầm 6 cây cờ, tiếp theo là 8 người cầm cây Pê tít, 4 người cầm hèo và một ngưòi cầm trống, cùng cờ phướn, tàn lọng. Tiếp sau đó là ban nhạc cổ bát âm (đàn nhị, sáo, chập chỏa, mõ, chiêng, trống, sênh tiền, phách), đi sau bàn rước sắc phong là các vị chức sắc, bô lão. Bàn cộ Bà (thường đi sau bàn Cộ rước sắc phong) được sơn son thiếp vàng, trên phủ lễ phục bằng nhung gấm màu đỏ, được cung nghinh từ lăng thờ Bà ra sân do sáu người khiêng, tiếp theo là các bàn cộ lớn nhỏ của các xóm (số lượng, quy mô, nội dung chưng bày tuỳ theo hằng năm, và cúng vái xin Bà trước khi trình diễn). Đi sau cùng là dân làng và khách thập phương đến dự xem.

Cộ được rước quanh chợ rồi sau đó diễu hành theo những con đường chính của xã để cho bà con chiêm ngưỡng. Người xem cho dù mỏi cổ, chen lấn đổ mồ hôi nhưng vẫn không ngớt trầm trồ thán phục. Đám rước đi đến đâu, đám đông hàng ngàn người đều rùng rùng chuyển động đi đến đó hòa cùng tiếng trống múa lân ầm ầm náo nhiệt và ánh đuốc sáng rực. Bởi vì “mê cộ”mà nhiều người ở cách xa hàng vài chục cây số cùng rũ nhau tụ về Chợ Được trước đó vài ngày.

Sự đặc hữu ở đây là: hầu hết các kiệu truyền thống khi diễu hành thì mặt tiền của nó đều quay theo hướng đi về phía trước; nhưng các cộ trong Lễ hội Bà Chợ Được thì các trò diễn trên cộ đều quay ngược lại hướng phía sau, và công chúng xem đứng dọc theo hai bên đường để chiêm ngưỡng. Do đó đoàn cộ khi diễu hành luôn di chuyển đều đặn, không bị ùn tắc và dòng người đi xem nối đuôi theo đoàn cộ tạo nên tính xã hội hóa cao, đó là: người xem cộ vừa là khán giả lại vừa là thành viên tham gia, tạo thành đòan người diễu hành cộ dài hơn vài cây số. Chính điều đó đã góp phần cho phần hội trong Lễ hội Bà Chợ Được có phần trội nổi hơn so với cách rước kiệu của một số lễ hội truyền thống.

Có thể cho là: nghệ thuật chưng cộ là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, đa dạng và phong phú được sắp xếp theo trình tự từ nội dung cho đến hình thúc một cách hợp lý. Từ cách chưng bày, bố trí các sự vật cho đến ánh sáng, trang phục, màu sắc, âm thanh, cũng như vận dụng các nguyên lý về vật lý cơ học... được tính toán kỷ lưỡng nhằm để đạt tính nghệ thuật, tạo sự thống nhất cao giữa nội dung và hình thức, đầy tính xã hội hóa của lễ hội.

Nghệ thuật chưng cộ trong Lễ hội Bà Chợ Được có những vai trò hết sức to lớn. Đó là những giá trị văn hoá phi vật thể đã được hun đúc, thử thách qua thời gian, được bảo lưu và phát huy tác dụng và lưu truyền cho đến ngày nay - là những giá trị mà người dân Chợ Được, Bình Triều, Thăng Bình, Quảng Nam đã sáng tạo ra trong qua trình sống và hoạt động của mình. Những "khuôn vàng thước ngọc", những tinh hoa văn hoá đó đã được hình thành từ lâu đời và trở thành một nhu cầu về tâm thức tâm linh không thể thiếu của cộng đồng xã hội. Mặc dù trong ngày hôm nay chúng ta đang sống trong một xã hội hiện đại; song cộ vẫn được gìn giữ sự đặc hữu này đã chứng tỏ - cộ là loại hình nghệ thuật trình diễn được kế thừa, bảo tồn và phát huy, luôn mang tính bền vững trước mọi xu thế của thời đại, lịch sử, đáng được trân trọng và bảo tồn trong kho tàng văn hoá phi vật thể dân Việt Nam.

Nguồn tin: CTV

[Trở về]

Tin mới nhất

Tin cùng chuyên mục: