Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search


Lịch công tác
Văn bản mới Huyên ủy










Thăng Bình qua video
Tên Video
No records to display.






Liên kết web
Thống kê truy cập
Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm
Lượt trong tháng
Lượt trong ngày
Chi tiết tin

BỮA CƠM GIA ĐÌNH ẤM ÁP YÊU THƯƠNG

Tác giả: Võ Đăng Như Ngày đăng: 17:02 | 29/06

Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng khẳng định: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”.

          Trãi qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Những giá trị truyền thống quý báu như: lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù và sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách đã được gia đình Việt Nam gìn giữ, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Vấn đề gia đình luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm – Mọi chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đều hướng vào mục đích: Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhằm tạo ra bộ mặt văn hóa của mỗi thành viên, mỗi gia đình, làng xã, tạo động lực góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội”.

          Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mọi gia đình. Kinh tế hộ gia đình thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự tăng trưởng. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở phát triển, ngày càng có nhiều gia đình văn hóa, thôn, tổ dân phố văn hóa, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm đã giúp cho nhiều gia đình thoát nghèo và nâng cao mức sống. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho các gia đình đặc biệt khó khăn, gia đình có công với cách mạng, gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Những giá trị nhân văn mới, tiêu biểu là bình đẳng giới và quyền trẻ em, vai trò của người phụ nữ, người cao tuổi trong gia đình và xã hội ngày càng được đề cao. Quyền trẻ em đã được Pháp luật thừa nhận, được xã hội và gia đình thực hiện và tôn trọng.

          Nhìn lại quá trình phát triển của huyện Thăng Bình trong những năm qua, chúng ta dễ dàng nhận thấy những đổi thay tích cực trong cuộc sống của mỗi gia đình, làng, xã. Đường làng, ngõ xóm khang trang sạch đẹp; mức sống vật chất, mức hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần được cải thiện rõ rệt; cơ sở vật chất hạ tầng như: Điện – đường – trường – trạm… được chăm lo xây dựng. Tính năng động xã hội của một bộ phận dân cư, đặc biệt là lớp trẻ đã làm cho nhiều vùng quê trong huyện sống động hẳn lên…

          Tuy vậy, mặt trái của kinh tế thị trường cũng in dấu ấn khá rõ trong đời sống xã hội hiện nay, để lại những hậu quả xã hội nghiêm trọng. Điều đáng lo ngại là sự xuống cấp về đạo đức trong một số gia đình, cá nhân là hiện tượng có thật. Nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình như hiếu nghĩa, thủy chung, kính trên nhường dưới, tương thân, tương ái, bao dung độ lượng đang có biểu hiện bị xâm thực bởi lối sống thực dụng, ích kỷ trong một bộ phận tuổi trẻ. Các tệ nạn xã hội và tình trạng bạo hành trong gia đình, trẻ em bị xâm hại, trẻ em lứa tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật đang có chiều hướng gia tăng.

          Nguyên nhân của tình hình nói trên có phần do nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò chức năng của gia đình và công tác gia đình; công tác quản lý nhà nước về gia đình chưa theo kịp sự phát triển của đất nước; những mặt tích cực của gia đình chưa được phát huy. Nhiều vấn đề bức xúc về gia đình chưa được xử lý kịp thời.

          Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể chưa quan tâm đúng mức việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác gia đình nhất là từ sau khi giải thể Ủy ban dân số gia đình và trẻ em các cấp!

          Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã kịp thời ban hành các văn bản như:

          - Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi và bổ sung năm 2000);

          - Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi và bổ sung năm 2004);

          - Luật Bình đẳng giới (được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/11/2006);

          - Chỉ thị số 49 ngày 21 tháng 02 năm 2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước;

          - Luật phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2008;

          - Quyết định số 629 ngày 29/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

          Đặc biệt từ khi có Quyết định số 72 ngày 04 tháng 5 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ lấy ngày 28/6 hằng năm là ngày Gia đình Việt Nam, từ đó trách nhiệm của lãnh đạo các cấp, các ngành, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình được đề cao nhằm thực hiện phong trào “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”, đẩy mạnh công tác phòng, chống bạo lực gia đình, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng gia đình văn hóa.

          Hưởng ứng các phong trào trên, các địa phương trong huyện đã tổ chức phát động thi đua sâu rộng trong mọi gia đình, trong mọi thôn, tổ dân phố và đã đạt được những kết quả tốt đẹp. Đến cuối năm 2014 toàn huyện có 37.822/48.716 hộ gia đình đạt danh hiệu GĐVH, tỷ lệ 77,64%, nhiều hộ gia đình đạt danh hiệu GĐVH nhiều năm liền. Qua phong trào thi đua, mỗi năm có thêm nhiều gia đình văn hóa, gia đình kiểu mẫu, gia đình hiếu học được công nhận và bình chọn, trong Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” 2000 – 2015 vừa qua có 26 gia đình được tôn vinh GĐVH tiêu biểu toàn huyện.

          Kinh tế - xã hội càng phát triển, công tác gia đình càng phải được chú trọng. Trong thời gian đến công tác gia đình ở huyện Thăng Bình chúng ta cần phải được tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm như sau:

          - Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục, vận động bằng nhiều hình thức để phổ biến rộng rãi đến mọi gia đình về nội dung các văn bản liên quan đến công tác gia đình.

          - Tham mưu, đề xuất với UBND các cấp đưa nội dung công tác gia đình vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện nội dung công tác gia đình theo quy định.

          - Tiến hành đánh giá về thực trạng gia đình và công tác gia đình tại địa phương. Xác định những vấn đề bức xúc liên quan đến gia đình tại địa phương và đưa ra các giải pháp bảo đảm tính khả thi, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

          - Triển khai thực hiện “Đề án tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình giai đoạn 2013 – 2015” trên địa bàn huyện.

          - Tiếp tục tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực gia đình giai đoạn 2008 – 2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Duy trì và nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn huyện.

          - Tiếp tục tổ chức thực hiện các mục tiêu của chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam thời kỳ CNH – HĐH đất nước theo tinh thần Chỉ thị số 49 ngày 21 tháng 2 năm 2005 của Ban Bí thư TW Đảng. Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 81/NQ-CP của Chính phủ về “Xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

          - Thực hiện công tác thu thập, xử lý thông tin về gia đình và phòng chống bạo lực gia đình tại địa phương theo Thông tư số 23 ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

* Ngày gia đình Việt Nam 28/6/2015 đề cao giá trị bữa cơm gia đình với chủ đề "Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lựa chọn là chủ đề của ngày Gia đình Việt Nam năm nay với ý nghĩa nhằm trân trọng những giây phút sum họp của mọi gia đình Việt Nam bên bữa cơm gia đình hạnh phúc, đầm ấm; bữa cơm là thành quả lao động của các thành viên trong gia đình, là nơi truyền nhận những kinh nghiệm giáo dục, đạo đức, lối sống trong gia đình. Thể hiện sự quan tâm, chia sẻ và gắn kết tình cảm giữa các thành viên để cùng nhau xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc; nêu cao những giá trị vô giá của gia đình, đó là tình cảm của ông bà, cha mẹ, con cháu, vợ chồng, anh em, tôn kính bậc sinh thành, yêu thương chăm sóc con trẻ, "Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”  gắn với chủ đề truyền thông về công tác Gia đình năm 2015 là "Xây dựng nhân cách người Việt Nam từ giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình".

          Còn rất nhiều nữa những điều tuyệt vời mà bữa cơm gia đình mang lại. Quả thật, dù xã hội hiện đại đến đâu chăng nữa, nhưng những giá trị truyền thống tốt đẹp, mà cụ thể là bữa cơm gia đình luôn chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của người Việt. Hãy trân trọng và biết tận dụng sức mạnh tuyệt vời của bữa cơm gia đình trong việc giữ gìn tổ ấm cũng như nuôi dưỡng tâm hồn./.

Nguồn tin: .

Ý kiến bạn đọc: (0)

Thông tin (*) là bắt buộc:
Họ và tên: (*)
Địa chỉ:
Email:
Nội dung: (*)
Mã xác nhận (*)

[Trở về]

Tin mới nhất

Tin cùng chuyên mục: