Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search


Lịch công tác
Văn bản mới Huyên ủy










Thăng Bình qua video
Tên Video
No records to display.






Liên kết web
Thống kê truy cập
Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm
Lượt trong tháng
Lượt trong ngày
Chi tiết tin

Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ

Tác giả: Võ Thị Đoan Trang, UVTV, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Ngày đăng: 16:01 | 28/01

Xác định vị trí, vai trò quan trọng của công tác tổ chức xây dựng đảng, đặc biệt là công tác cán bộ, trong nhiều năm qua, Huyện ủy Thăng Bình đã không ngừng quan tâm, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ trên địa bàn huyện. Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 30/6/2011 của Tỉnh ủy Quảng Nam về công tác cán bộ giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020, Huyện ủy Thăng Bình đã tổ chức quán triệt, triển khai trong đội ngũ cán bộ chủ chốt từ huyện đến cơ sở và cụ thể hóa thông qua các văn bản để triển khai thực hiện. Qua đó, đã tạo nên những chuyển biến tích cực trong việc nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của công tác cán bộ và nâng dần chất lượng đội ngũ cán bộ, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của huyện.

Thông qua việc thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các khâu trong công tác cán bộ, từ việc phát hiện, tuyển chọn và đánh giá cán bộ, đến việc chủ động thực hiện tốt quy trình quy hoạch. Cùng với đó, Ban Thường vụ Huyện ủy Thăng Bình xác định, để có đội ngũ cán bộ trước mắt cũng như lâu dài cần quan tâm thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển cán bộ. Xác định việc lựa chọn cán bộ có tiềm năng, cán bộ trẻ, cán bộ nữ để đưa vào quy hoạch và luân chuyển để đào tạo thực tiễn là khâu đột phá nhằm tạo nguồn cán bộ có chất lượng cho huyện. Trong quản lý cán bộ, chú trọng việc giao nhiệm vụ gắn với kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai thực hiện để tiến hành phân loại cán bộ hằng năm một cách nghiêm túc làm cơ sở cho việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.

Qua triển khai thực hiện, chất lượng đội ngũ cán bộ được nâng lên. Hiện nay, toàn huyện có 208 cán bộ, công chức, viên chức (trừ viên chức sự nghiệp giáo dục), trong đó về trình độ học vấn (12/12) đạt 100%; về trình độ chuyên môn: cao đẳng, đại học đạt 76,11%, trung cấp đạt 23,89%. Riêng đội ngũ cán bộ, công chức là lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban Thường vụ Huyện uỷ quản lý có trình độ đại học chuyên môn đạt gần 90%, có trình độ cao cấp lý luận chính trị đạt gần 60%; đội ngũ cán bộ, công chức là lãnh đạo, quản lý diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý 100% trình độ đại học chuyên môn và cao cấp lý luận chính trị.

Trong công tác quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2015-2020, đối với cấp huyện, số lượng nguồn cán bộ đưa vào quy hoạch cấp ủy, Ban Thường vụ cấp ủy cơ bản đảm bảo số lượng 1,5 -2 lần so với số lượng cấp ủy và Ban Thường vụ đương nhiệm. Cụ thể: Ban Chấp hành Đảng bộ huyện là 70 đồng chí, Ban Thường vụ Huyện uỷ là 17 đồng chí và nguồn quy hoạch các chức danh cán bộ chủ chốt cấp huyện là 24 đồng chí. Đối với các chức danh trưởng phòng và tương đương là 82 đồng chí; chức danh Phó Trưởng phòng và tương đương là 98 đồng chí. Đối với cấp xã, thị trấn, số lượng Ban Chấp hành là 456 đồng chí, Ban Thường vụ là 151 đồng chí; các chức danh Bí thư, Phó Bí thư đảng uỷ, Chủ tịch HĐND, UBND xã, thị trấn là 128 đồng chí. Số lượng cán bộ nguồn quy hoạch được đảm bảo theo cơ cấu ba độ tuổi. Cấp uỷ đảng từ huyện đến cơ sở đã chú trọng tạo nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ, nên tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ trong nguồn quy hoạch cơ bản đảm bảo quy định.

Trong 5 năm (2011-2015), Ban Tổ chức Huyện ủy đã tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy thực hiện việc luân chuyển, điều động 13 cán bộ về nhận công tác tại các xã, thị trấn. Trong thời gian luân chuyển, có 3 đồng chí được Ban chấp hành Đảng bộ huyện tín nhiệm giới thiệu chỉ định bổ sung cấp ủy,  nhiệm kỳ 2010-2015. Tại Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015-2020, có 7 đồng chí được Đại hội Đảng bộ huyện tín nhiệm bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ huyện. Đến nay, Ban Thường vụ đã điều động 6 đồng chí về công tác tại huyện và 5 đồng chí được bổ nhiệm chức vụ cao hơn. 

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác cán bộ trên địa bàn huyện trong thời gian qua vẫn còn những mặt hạn chế nhất định, một số chỉ tiêu đề ra chưa đạt kế hoạch. Cụ thể là: một số địa phương, cơ quan, đơn vị vẫn chưa thực hiện tốt việc nhận xét, đánh giá cán bộ, chưa lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao làm thước đo chủ yếu để đánh giá, phân loại và bố trí cán bộ; trong đánh giá còn có biểu hiện nể nang, né tránh, ngại va chạm. Công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ chất lượng có mặt còn hạn chế, chưa thể hiện rõ sự đột phá trong công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ, điều này dẫn đến khó khăn trong việc bố trí, sắp xếp cán bộ, trong đó có cán bộ chủ chốt của huyện. Cấp huyện và một số địa phương chưa thực hiện tốt Hướng dẫn số 10-HD/TCTU, ngày 18/01/2013 của Ban Tổ chức Tỉnh ủy về công tác quy hoạch “mỗi chức danh được quy hoạch từ 2-3 cán bộ, mỗi cán bộ quy hoạch từ 2-3 chức danh”. Một số cán bộ, công chức cấp phó phòng và tương đương lớn tuổi, trình độ chuyên môn chưa qua đại học (còn 18,65%), nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. Tỷ lệ bình quân cán bộ trẻ, cán bộ nữ trong cấp ủy cơ sở vẫn còn thấp so với quy định (tỷ lệ cán bộ nữ chỉ đạt 18,20%; tỷ lệ cán bộ trẻ chỉ đạt 9,26%). Công tác luân chuyển cán bộ về cơ sở có trường hợp chưa phát huy hiệu quả.

Từ thực tiễn công tác cán bộ trong thời gian qua và trước yêu cầu của quá trình đổi mới và hội nhập, công tác cán bộ cần tiếp tục được đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ. Để thực hiện được điều này, cấp ủy đảng từ huyện đến cơ sở cần tập trung vào các giải pháp trọng tâm sau:

Một là, phải tiếp tục quán triệt nhằm nâng cao nhận thức trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ chủ chốt về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác cán bộ, về yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ trong tình hình mới. Tập trung thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng và cuộc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tệ tham nhũng, lãng phí trong bộ máy Đảng, Nhà nước.

Hai là, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các khâu của công tác cán bộ, từ việc đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ. Đặc biệt, phải đổi mới phương pháp và quy trình đánh giá, bổ nhiệm cán bộ, khi đánh giá phải bám sát tiêu chuẩn chức danh cán bộ và tiêu chí đánh giá cán bộ theo tiêu chuẩn chức danh, theo hiệu quả công việc và sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên, Nhân dân. Cần tiếp tục ưu tiên thực hiện việc tuyển chọn cán bộ đầu vào là những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở các trường đại học có chất lượng. Tránh tình trạng chủ quan, cảm tính, phiến diện, đưa vào tổ chức, cơ cấu những người chưa đảm bảo tiêu chuẩn, không tiêu biểu về phẩm chất, trình độ, đạo đức, lối sống, uy tín thấp. Trong quy hoạch cán bộ, cần thực hiện nghiêm túc về cơ cấu 3 độ tuổi, đảm bảo tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ… điều này sẽ khắc phục tình trạng hẫng hụt, chắp vá trong công tác cán bộ; đồng thời bảo đảm tính kế thừa, tính liên tục và sự phát triển của đội ngũ cán bộ. Thực hiện nghiêm việc công khai quy hoạch theo đúng quy định để địa phương, cơ quan, đơn vị và cá nhân được biết nhằm làm cơ sở cho việc chủ động sắp xếp, bố trí cán bộ giữa huyện và xã, giữa các phòng, ban và tương đương; đồng thời tạo động lực và định hướng phấn đấu cho mỗi cán bộ. Ở một số vị trí phù hợp nên thực hiện cơ chế thi tuyển để lựa chọn người tài. Bên cạnh đó, trong quá trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch, cần thực hiện việc giới thiệu bổ sung cán bộ chủ chốt của một số địa phương vào quy hoạch cán bộ của các địa phương khác nhằm làm cơ sở cho sự điều chuyển, bố trí cán bộ sau này.

Ba là, quan tâm đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ. Tăng cường bồi dưỡng kiến thức về kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ứng xử, đề phòng, giải quyết các vấn đề mới nảy sinh. Đẩy mạnh việc cập nhật kiến thức mới cho cán bộ quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp.

Bốn là, đẩy mạnh công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý để đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách cán bộ trong thực tiễn. Tiếp tục thực hiện chủ trương tăng thêm một số chức danh lãnh đạo của cấp ủy, ở những địa phương có nhiều khó khăn về cán bộ nhằm vừa kết hợp luân chuyển để đào tạo cán bộ, vừa tăng cường thêm nguồn cán bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở các địa phương.

Cán bộ là cái gốc của cách mạng, cán bộ là cái gốc của mọi phong trào và công tác cán bộ là khâu then chốt để nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của chính quyền, điều này đã được thực tiễn lịch sử chứng minh. Hiện nay, trước những diễn biến phức tạp của tình hình trong nước và thế giới, công tác cán bộ lại càng trở nên quan trọng. Vì vậy, các cấp ủy Đảng, chính quyền cần coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt, không được sao nhãng, buông lỏng trong suốt quá trình lãnh đạo.

Nguồn tin: Bản tin Thăng Bình

[Trở về]

Tin mới nhất

Tin cùng chuyên mục: