Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search


Lịch công tác
Văn bản mới Huyên ủy










Thăng Bình qua video
Tên Video
No records to display.






Liên kết web
Thống kê truy cập
Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm
Lượt trong tháng
Lượt trong ngày
Chi tiết tin

Vài suy nghĩ về việc giải quyết đơn thư tố cáo

Tác giả: Nguyễn Văn Trúc Ngày đăng: 12:59 | 09/10

Mọi người đều có quyền phản ảnh hoặc tố cáo cho cơ quan hoặc cán bộ, đảng viên có trách nhiệm biết về hành vi của tổ chức hoặc cán bộ, đảng viên mà mình cho là vi phạm Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức hoặc cá nhân. Trong đơn thư tố cáo hoặc phản ảnh có nội dung tố cáo nhìn chung rất nhiều dạng, song chủ yếu có 3 dạng chính:

          Một là: vì cái chung, vì mục đích xây dựng nên người ta phản ảnh, tố cáo những tổ chức hay cán bộ, đảng viên do lợi ích cục bộ, lợi ích cá nhân, mà vi phạm lợi ích chung, lợi ích tập thể, vi phạm các nguyên tắc, các quy định… của Đảng và pháp luật của Nhà nước, dạng này thường mang tính khách quan, nội dung tố cáo tương đối chính xác.

          Hai là: lợi dụng tố cáo để vu cáo vì mục đích, động cơ cá nhân, do ganh ghét hoặc nghi ngờ tổ chức, cá nhân cán bộ, đảng viên nào đó làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích cá nhân của họ, nên họ tìm mọi thiếu sót của tổ chức, cá nhân cán bộ, đảng viên đó từ việc nhỏ nâng lên lớn để phản ảnh, tố cáo hoặc xúi giục người khác tố cáo … Dạng này thường mang tính chủ quan, suy diễn, nội dung phản ảnh, tố cáo thiếu chính xác, tố cáo sai hoặc không đúng sự thật hoàn toàn

          Ba là: vì cho rằng cán bộ, đảng viên có hành vi hối lộ như nhận tiền, của để giúp họ chạy án, chạy tội… hoặc làm một việc nào đó nhưng sau khi xong việc lại tố cáo vì xót của. Trường hợp này nội dung tố cáo tương đối cụ thể nhưng thường giấu tên, mạo tên vì sợ liên luỵ do thấy hành vi sai phạm của cán bộ, đảng viên đó cũng có phần  sai phạm của mình trong mối quan hệ đưa, nhận hối lộ  nên mình cũng thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật.

          Để xem xét, giải quyết tốt việc phản ảnh, tố cáo đối với cán bộ, đảng viên, người làm công tác kiểm tra trước hết phải có cái tâm trong sáng, có trình độ về chuyên môn và nắm vững nghiệp vụ mới hoàn thành tốt nhiệm vụ. Khi nhận được đơn thư phản ảnh, tố cáo đối với cán bộ, đảng viên, cán bộ được phân công giúp cấp uỷ, UBKT xem xét, giải quyết phải xem xét, nghiên cứu kỹ từng nội dung nhằm phán đoán, nhận định đơn thư phản ảnh, tố cáo đó thuộc dạng nào, đồng thời tìm hiểu mối quan hệ giữa nguyên đơn và bị đơn trên cơ sở đó tham mưu cho cấp uỷ, UBKT thành lập tổ kiểm tra giúp cấp uỷ, UBKT xem xét giải quyết. Khi xác định được đơn thư phán ảnh, tố cáo thuộc dạng nào thì xây dựng kế hoạch kiểm tra nói chung, kế hoạch thẩm tra, xác minh nói riêng mới sát và cụ thể.

          Trong quá trình xem xét, giải quyết, xử lý tổ chức hay cán bộ, đảng viên bị tố cáo hoặc phản ảnh có nội dung tố cáo được thực hiện qua nhiều bước, nhiều khâu, trong đó, việc thẩm tra, xác minh là khâu quan trọng nhất vì khâu này có tính chất quyết định trong việc xem xét, xử lý. Công tác thẩm tra, xác minh phải được thực hiện một cách khách quan, trung thực không được làm qua loa, đại khái, suy diễn theo cảm tính mà phải thận trọng, tỷ mỉ và chắc chắn. Việc thẩm tra, xác minh, nắm thông tin, thu thập chứng cứ và tài liệu có liên quan bằng nhiều đường, nhiều kênh và nhiều cách nên người làm công tác kiểm tra phải linh hoạt, sáng tạo khi thẩm tra, xác minh cũng như trong đấu tranh với đối tượng. Sau khi có kết quả thẩm tra, xác minh và tài liệu chứng cứ thu được phải tổng hợp nhằm so sánh đối chiếu và phân tích để thống nhất trong tổ về nguyên nhân và mức độ sai phạm cũng như tác hại của nó trước khi đưa ra hội nghị tham gia. Khi đưa ra hội nghị phải có chứng cứ đầy đủ và lập luận vững chắc thì đối tượng bị xử lý mới tâm phục, khẩu phục và tránh được oan sai hoặc bỏ sót khuyết điểm, sai phạm.

          Theo quy định của Đảng có những trường hợp không xem xét giải quyết như tố cáo giấu tên, mạo tên, không ghi rõ địa chỉ …, do đó việc giải quyết đơn thư tố cáo phải thực hiện đúng theo quy định của Đảng. Nói như vậy, không có nghĩa tất cả những trường hợp phản ảnh, tố cáo giấu tên, mạo tên đều bỏ vào tủ đóng lại vì đây cũng là một nguồn thông tin cần nghiên cứu, xem xét nhằm phục vụ cho công tác cán bộ. Bởi vậy, qua xem xét, nghiên cứu thấy đơn thư phản ảnh tố cáo nhận được không thuộc diện giải quyết theo quy trình giải quyết đơn tố cáo thì không giải quyết, nhưng những trường hợp nào khả năng những nội dung tố cáo là có thật thì phải tham mưu cho lãnh đạo hoặc cơ quan có thẩm quyền để chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra, xác minh làm rõ để xem xét xử lý.

          Tóm lại việc giải quyết đơn thư phản ảnh, tố cáo phải thực hiện đúng quy định của Đảng và phải đảm bảo đúng quy trình nhưng không quá rập khuôn, máy móc mà phải nghiên cứu từng trường hợp cụ thể để có cách giải quyết tốt nhất, bởi không có một quy định cụ thể như một công thức chung để áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng một cách chi tiết. Như chúng ta đều biết tất cả lý luận đều cứng nhắc, chỉ có thực tiễn mới sinh động, phong phú và đa dạng. Chính vì vậy mà chúng ta không thể xem lý luận là cái bất biến mà nó phải luôn được bổ sung để nâng lên qua đúc kết kinh nghiệm trong thực tiễn.

Nguồn tin: Bản tin Thăng Bình

[Trở về]

Tin mới nhất

Tin cùng chuyên mục: