Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search


Lịch công tác
Văn bản mới Huyên ủy










Thăng Bình qua video
Tên Video
No records to display.






Liên kết web
Thống kê truy cập
Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm
Lượt trong tháng
Lượt trong ngày
Chi tiết tin

SỰ TIẾP BIẾN CỦA VĂN HÓA GIA ĐÌNH VIỆT NAM

Tác giả: Phan Minh Phương Ngày đăng: 14:44 | 15/12

I. Gia phong trong văn hóa gia đình người Việt

Gia đình tức là nhà (gia), nhà gắn liền với nước. Nhà tiếp thu di sản văn hóa của nước, bảo vệ nước. Nhưng nhà cũng sản sinh ra những giá trị văn hóa, đóng góp thêm và làm phong phú cho nền văn hóa của cả dân tộc, cả nước. Người Việt đi từ nhà đến nước. Hai tiếng nước và nhà bao giờ cũng quyện lấy nhau trong nếp sống văn hóa gia đình của mình.

      Văn hóa gia đình người Việt không phải là cái gì trừu tượng, chung chung mà được thể hiện cụ thể sinh động trong nếp sống, sinh hoạt, suy nghĩ, tình cảm của mỗi người và mọi thành viên trong gia đình. Đó là nền nếp của gia đình, gia tộc. Gia đình nào, gia tộc nào có nền nếp tốt thường được dân gian gọi là có gia phong.

      Gia phong theo định nghĩa trong Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh là: “Thói nhà: tập quán, giáo dục trong gia tộc”; theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học là “nền nếp riêng của một gia đình phong kiến, nếp nhà”; theo Từ Hải(Trung Quốc) là “gia thế được truyền lại thành phong tục thông thường trong xã hội” (gia thế tương truyền chỉ phong thượng). Như vậy, gia phong là thói nhà, là sự khẳng định của những suy nghĩ, cảm xúc, hành vi của một cộng đồng gia đình, gia tộc về văn hóa gia đình, đã kéo dài qua nhiều thế hệ, được mọi người trong gia đình công nhận, tuân theo, thực hiện một cách tự giác gần như tập quán để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cộng đồng gia đình (gia tộc) ấy.

      Rõ ràng, gia phong là sắc thái văn hóa của mỗi gia đình (gia tộc) có nền nếp, có văn hóa. Muốn một gia đình, gia tộc có được gia phong như đã nói, trước hết và quan trọng hơn cả là ông bà, cha mẹ trong gia đình, gia tộc đó phải sống gương mẫu, phải làm gương cho con cháu, luôn nhắc nhở, khuyên răn con cháu sống theo gia phong. Muốn có gia phong và giữ vững gia phong, mỗi gia đình, gia tộc còn phải thực hiện gia giáo (nền giáo dục theo truyền thống của gia đình), gia lễ (nghi lễ truyền thống hay tập tục riêng trong cung cách ăn nói, ứng xử đã được gia tộc ấn định mà các thế hệ sau phải tôn trọng và gìn giữ), gia huấn (truyền dạy cho con cháu những điều hay l phải phù hợp với gia đình và đạo lý của xã hội), có gia phả (để biết công đức của tổ tiên, quá trình tạo dựng dòng họ để giáo dục các thành viên trong gia đình, gia tộc)... Đó chính là gia đạo (đạo lý của gia đình, gia tộc), gia pháp (phép tắc của gia đình, gia tộc), gia phạm (quy phạm chuẩn mực của gia đình), gia tắc(nguyên tắc, quy tắc trong gia đình, gia tộc) mà mỗi gia đình phải tuân theo để thực hiện gia phong nhằm mang đến cho gia thanh (tiếng thơm của gia đình, gia tộc) và gia thế (cái thế đời, thế lực của mỗi gia đình, gia tộc trong xã hội) của mỗi gia đình, dòng họ.
      Vấn đề gia phong đối với ông cha ta thuở trước, như vậy, đâu chỉ còn gói gọn trong phạm vi gia đình nhỏ nữa, mà còn là gia đình lớn (gia tộc), có ảnh hưởng lớn đến đất nước, dân tộc. Văn hóa đạo đức dân tộc thể hiện trong phạm vi gia đình, gia tộc, chính là ở chỗ gia phong.

     Gia phong truyền thống của người Việt Nam xưa chịu nhiều ảnh hưởng và là sản phẩm của văn hóa phương Đông; mà trực tiếp là từ các học thuyết, tôn giáo: Nho, Phật, Đạo giáo, nhưng rõ nét vẫn là Nho giáo. Ảnh hưởng đó được thể hiện cụ thể thành luận thuyết: thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Tề gia thuộc phạm vi gia phong. Nhưng muốn tề gia để có gia phong thì phải tu thân (tu dưỡng bản thân của mỗi người), tu thân lại phải chính tâm (giữ cho cái tâm được chính đại). Chính tâm lại phải dựa trên sự thành ý (suy nghĩ một cách chân thành, tự giác). Những điều ấy, có được, phải thông qua sự giáo dục của gia đình, gia tộc, của nhà trường, xã hội.

      Muốn có gia phong bề thế, bền vững thì phải biết kết hợp đạo đức với học vấn vì “nhân bất học bất tri lý”, không học thì không biết đâu lẽ phải để thực hành gia phong, gia đạo cho lâu dài. Cái học ở đây không chỉ bó gọn ở trường, lớp, ở thầy trò, ở sách vở mà còn là ở trường đời, trường học trong thực tế cuộc sống. Dân gian đã từng nói: “Dĩ tử kim mãn doanh, hà như giáo nhất kinh” (Để cho con đầy rương vàng, sao bằng dạy cho con một quyển sách);“Dưỡng từ giáo độc thư, thư trung hữu kim ngọc”(Nuôi con phải biết dạy con đọc sách, trong sách có vàng ngọc). Vàng ngọc ở đây chính là đạo lý thánh hiền trong gia phong!
      Gia phong của một gia đình, gia tộc còn chịu chế ước của các lực lượng xã hội. Làng xã ngày xưa có tác động rất lớn đến gia phong. Điều đó thể hiện qua việc hương ước, như là một hệ thống tiêu chuẩn đạo đức, quy định chặt chẽ quan hệ, bổn phận của các thành viên trong gia đình, gia tộc với con cái - cha mẹ, vợ chồng, anh chị em, cả đến những quan hệ láng giềng, làng xã, tập tục cưới hỏi, tang ma... Tóm lại, là những điều có liên quan đến gia phong. Gia phong đã đúc kết kinh nghiệm sống của nhiều thế hệ, chịu ảnh hưởng của nhiều giai đoạn ý thức, được thừa hưởng của nhiều vùng miền. Do vậy mà gia phong là một phạm trù rộng lớn có tính chất xã hội sâu xa và có một nội dung vô cùng phong phú. Văn hóa gia đình, mà trước hết là gia phong, như ta đã thấy, sẽ tạo bản lĩnh cho mọi thành viên của gia đình hòa nhập với mọi biến thiên của cuộc sống, là tấm lá chắn hữu hiệu ngăn chặn mọi sự thâm nhập tiêu cực của xã hội vào trong gia đình, gia tộc để bảo tồn, phát huy và tôn vinh những giá trị của một gia đình văn hóa truyền thống. Không phải ngẫu nhiên mà Liên Hợp Quốc đề ra năm “Quốc tế gia đình" và Chính phủ ta đã lấy ngày 28-6 hằng năm làm “Ngày Gia đình Việt Nam”.

II. Văn hóa gia đình Việt Nam thời hội nhập

Gia đình truyền thống Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của “gia đạo”, “gia phong” và “gia lễ”.“Gia đạo” là đạo đức của gia đình như đạo hiếu, đạo ông bà, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em. “Gia lễ” là những nghi lễ, tập tục, cung cách ăn nói, đi đứng, ứng xử đã trở thành truyền thống, được cha ông chọn lựa qua nhiều thế hệ, nay con cháu cần noi theo một nguyên tắc có tôn ti trật tự theo lễ tiết. “Gia phong ” được hiểu là thói nhà, tập quán và giáo dục trong gia tộc, nền nếp riêng của một gia đình, cốt lõi của gia phong luôn hướng tới tinh thần chuộng gốc nguồn, khuyến khích lòng hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, thờ kính tổ tiên, coi trọng gia đình, thủy chung tình nghĩa, anh em hiếu thuận trong ứng xử, việc học tập lấy tâm, trí, năng làm gốc... ở thời đại nào văn hóa gia đình cũng là nền tảng cho văn hóa xã hội. Văn hóa gia đình giàu tính nhân văn, nhân bản, đề cao giá trị đạo đức, xây dựng nếp sống văn hóa trật tự, kỷ cương, hun đúc tâm hồn, bản lĩnh con người. Bởi vậy gia đình tốt là bảo đảm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
      Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Rất quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốtgia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Xã hội phát triển, cơ cấu xã hội có sự biến đổi nhưng tổ chức của gia đình không biến đổi nhiều. Gia đình là tế bào của xã hội, do đó văn hóa gia đình đóng vai trò quan trọng trong vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc. Chuẩn mực của gia đình Việt Nam hiện nay gồm 4 yếu tố: No ấm: Biểu hiện sự phát triển kinh tế của gia đình nhằm đáp ứng các nhu cầu về vật chất và tinh thần của các thành viên. Bình đẳng:Biểu hiện các thành viên trong gia đình tôn trọng lẫn nhau và được hưởng mọi quyền lợi về học tập, lao động, nghỉ ngơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt quan tâm đến phụ nữ, trẻ em gái, người cao tuổi. Tiến bộ: Biểu hiện các thành viên trong gia đình luôn có ý thức rèn luyện, phấn đấu vươn lên về mọi mặt để có kiến thức, trình độ, năng lực; có đạo đức, lối sống lành mạnh phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc và xu thế phát triển của thời đại. Hạnh phúc: Biểu hiện các thành viên trong gia đình gắn bó, thương yêu, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, tạo ra môi trường trong sạch lành mạnh, ngăn chặn tệ nạn xã hội.

Hiện nay, nước ta đang thực hiện tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế trong xu hướng toàn cầu hóa. Sự giao lưu mở cửa hội nhập đã đem đến cho gia đình Việt Nam nhiều cơ hội. Gia đình Việt Nam có điều kiện phát triển kinh tế, giao lưu hội nhập với các nền văn hóa tiên tiến, văn minh của các nước. Song, bên cạnh những mặt tích cực đó, mặt trái của cơ chế thị trường cũng nảy sinh nhiều vấn đề tác động đến đời sống gia đình Việt Nạm, làm cho gia đình Việt Nam đang đứng trước những thử thách, sóng gió. Cuộc sống của xã hội hiện đại với sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế đã tác động đến đời sống gia đình, ở một góc độ nào đó đã phá vỡ nền nếp gia phong đạo đức của gia đình truyền thống Việt Nam. Tình trạng ly hôn, ly thân, sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn, quan hệ tình dục trước hôn nhân và việc nạo phá thai trong giới trẻ gia tăng, để lại những hậu quả nặng nề về nhiều mặt đối với gia đình và xã hội. Xu hướng hôn nhân với người nước ngoài ngày càng nhiều và sau hôn nhân nhiều phụ nữ di cư theo chồng sinh sống ở nước ngoài cũng đặt ra mối quan tâm lo lắng của toàn xã hội. Các giá trị văn hóa gia đình truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam đang có biểu hiện xuống cấp, mai một. Nhiều tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè, mại dâm,… đã và đang xâm nhập vào các gia đình. Mâu thuẫn xung đột giữa các thế hệ về phép ứng xử, lối sống và vấn đề chăm sóc người cao tuổi đang đặt ra những thách thức mới. Tình trạng bạo lực trong gia đình có chiều hướng ngày càng gia tăng đến mức báo động.

Từ thực tế trên, chúng ta thấy việc phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống trong công tác xây dựng gia đình văn hóa có đời sống kinh tế phát triển, đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh phong phú là yêu cầu bức thiết của toàn xã hội. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Ba trụ cột của ý thức cộng đồng người Việtđó là gia đình (nhà), làng và nước. Ngày nay, xây dựng một xã hội công bằng, văn minh đòi hỏi chúng ta phải trở lại với những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp từ gia đình”(1). Gia đình Việt Nam trong thời kỳ đổi mới là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển đất nước. Do đó vai trò của văn hóa gia đình trong thời kì CNH, HĐH và hội nhập quốc tế là rất quan trọng và cần thiết. Việc xây dựng “gia đình văn hóa” là một trong những nội dung cốt yếu của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” mà chúng ta đã và đang triển khai thực hiện.

(1) Xây dựng gia đình văn hóa trong sự nghiệp đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia - Hà Nội 1987, tr18 (tg) 

[Trở về]

Tin mới nhất

Tin cùng chuyên mục: